Tác hại của sóng Wifi – 5G đến sức khỏe

0
2146

Tác hại của bức xạ wifi đối với sức khỏe con người

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, bức xạ wifi chỉ trong vòng hai tuần có thể khiến cho cây chết đi, vì vậy khi đi ngủ, tốt nhất hãy nên tắt tính năng wifi trên máy tính hoặc điện thoại để bảo vệ sức khỏe.

Wifi có thể gây hại cho trẻ em

Các nhà khoa học cảnh báo cha mẹ không nên cho trẻ em sử dụng máy tính xách tay đặt trên đùi để truy cập internet do mối nguy hại tiềm tàng mà bức xạ do mạng không dây wifi có thể gây ra đối với sức khỏe. Rủi ro đối với sức khỏe khi sử dụng máy tính xách tay wifi sẽ lớn hơn ở trẻ em vì trẻ nhạy cảm hơn so với người lớn khi tiếp xúc với một số tia bức xạ có hại, chẳng hạn như tia cực tím. Các bức xạ này, ngoài tác động có thể làm nóng các mô trên cơ thể, còn có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh.

Tăng nguy cơ ung thư trẻ em

Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc quá nhiều với điện thoại di động, máy tính bảng có sử dụng wifi bởi chúng là nguồn bức xạ có thể gây ung thư. Bức xạ điện thoại di động làm thay đổi DNA và sự trao đổi chất ở não. Sóng wifi làm giảm khả năng học tập của trẻ. Đối với trẻ em, lượng bức xạ hấp thu còn lớn hơn nhiều so với người trưởng thành bởi não bộ những đối tượng này đang trong quá trình hoàn thiện và chứa lượng chất lỏng nhiều hơn.

Cha mẹ không nên để trẻ nhỏ dùng điện thoại di động khả năng bị ung thư não cao do các thiết bị điện tử này. Thậm chí nếu chưa tới 10 năm sử dụng thì nguy cơ mắc bệnh ở những đứa trẻ này cao hơn từ 4-5 lần so với các bé không sử dụng. Việc các bé thường xuyên sống trong môi trường phủ sóng wifi cũng là yếu tố gây hại cho sức khỏe.

Thường xuyên mất ngủ

Tình trạng mất ngủ sẽ diễn ra thường xuyên nếu như bạn luôn để chiếc điện thoại đầu giường. Nguyên nhân là do các bức xạ của sóng di động và wifi tác động vào các sóng não của cơ thể, dẫn đến tình trạng mất ngủ triền miên.

Suy giảm trí nhớ

Wifi gây ra một tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến chức năng của não bộ, vì thế, nếu bé tiếp xúc thường xuyên với sóng wifi sẽ gây suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu còn cho thấy, mức độ ảnh hưởng ở các bé gái sẽ cao hơn so với các bé trai.

Tăng nhịp tim

Cũng theo các nhà khoa học cho rằng những người sống trong môi trường có nhiều sóng wifi hoặc 3G, sóng điện thoại di động đều sẽ trải qua một phản ứng vật lý cho các tần số điện từ. Các phản ứng ở đây tương tự như nhịp tim của một người đang gặp căng thẳng.

Gây chóng mặt, đau đầu

Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi tiếp xúc quá lâu với sóng wifi là đau đầu, chóng mặt. Vì lý do đó mà những người làm việc trong môi trường sử dụng mạng wifi liên tục nên dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi nếu không muốn căng thẳng đầu óc.

Tác động xấu đến tinh trùng

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng, nhiệt không phải mối đe dọa duy nhất giết chết tinh trùng của nam giới. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các tần số wifi đã làm giảm chuyển động của tinh trùng và gây phân mảnh DNA.

Suy giảm khả năng thụ thai

Theo kết quả của một nghiên cứu trên động vật cho rằng việc tiếp xúc với một tần số nhất định của các thiết bị không dây có thể cản trở trứng thụ tinh. Trong một nghiên cứu, những con chuột tiếp xúc với sóng wifi 2 tiếng liên tục trong 45 ngày đã tăng đáng kể tình trạng mất cân bằng oxy hóa. Các thiệt hại cho tế bào đồng thời tác động vào cấu trúc DNA đã làm suy giảm khả năng thụ thai.

Thai nhi bị dị tật

Trẻ em và phụ nữ mang thai là hai đối tượng chịu tác động mạnh nhất từ tác hại của sóng wifi. Một nghiên cứu vào năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu phụ nữ mang thai  thường xuyên tiếp xúc với sóng wifi sẽ khiến thai nhi phát triển không bình thường, tăng nguy cơ bị dị tật các bộ phận trên cơ thể khi đứa trẻ chào đời.

Cản trở sự tổng hợp protein

Trong một nghiên cứu khác vào năm 2009 của các nhà khoa học người Áo, các chuyên gia đã tìm thấy kết quả về tác hại của sóng wifi đối với sự tổng hợp protein. Theo đó, quá trình tổng hợp protein của các mô trong cơ thể sẽ bị gián đoạn. Hậu quả là cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here